Thiết kế biệt thự mái thái ưa chuộng trong năm 2021

Thiết kế các loại biệt thự, nguồn gốc, ưu nhược điểm của biệt thự mái thái, quy trình lợp mái chuẩn kĩ thuật. Kiến trúc Á Đông uy tín, chất lượng

Thiết kế biệt thự mái thái ưa chuộng trong năm 2021

Với vẻ đẹp hài hòa, trang nhã, sang trọng, những mẫu biệt thự mái thái đang được nhiều gia đình lựa chọn thiết kế. Các mẫu thiết kế biệt thự mái thái mang màu sắc mới mẻ, hiện đại của phương Đông kết hợp vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của phương tây sẽ tạo ra không gian sống Á Đông.  

Nguồn gốc của biệt thự mái thái

Với tên gọi “mái thái”, ta có thể hiểu được ngay mái thái được thiết kế theo kiến trúc của Thái Lan. Mái thái được thiết kế với sự công phu, tỉ mỉ, tinh xảo.

Cấu tạo của mái thái bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che đầu. Tất cả các bộ phận đều được thiết kế tuân theo kiến trúc Thái.

Biệt thự mái thái hiện nay cũng đa dạng về kiểu dáng, kết cấu, màu sắc như biệt thự mái thái mái dốc, biệt thự mái thái 2 3 4 5 tầng, biệt thự mái thái nhà vườn 1 tầng

Thiết kế biệt thự mái thái ưa chuộng trong năm 2021

Biệt thự mái thái 2 tầng mini

Mặt bằng công năng của biệt thự mái thái 1 tầng

 

Thiết kế biệt thự mái thái ưa chuộng trong năm 2021

Đi từ cửa vào sẽ là phòng khách, phòng khách được liên thông với phòng bếp, tiện cho việc di chuyển. Nhà gồm 3 phòng ngủ với 1 phòng ngủ master. Phòng ngủ ở góc cuối có ban công riêng bên ngoài. 2 phòng ngủ nhỏ đối diện nhau có chung ban công riêng. Mẫu biệt thự này thuộc dạng mẫu biệt thự 1 tầng hiện đại.

Ưu điểm của biệt thự mái thái

Vào mùa hè, biệt thự mái thái có khả năng chống nóng rất tốt, kiểu nhà này sẽ là một trong kiểu nhà phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Vào mùa đông, thiết kế mái dốc của biệt thự mái thái giúp nước mưa trôi xuống tránh trường hợp ẩm mốc, chống thấm cho nhà của bạn.

Kiến trúc bắt mắt, phong cách sang trọng, tinh tế hơn với các kiểu kiến trúc khác.

Màu sắc đa dạng cho gia chủ dễ lựa chọn.

Chất liệu để xây dựng các mẫu biệt thự mái thái cũng vô cùng phong phú, đa dạng giúp chủ đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn lại tiết kiệm được tối đa chi phí.

Phong thủy tốt, giúp gia chủ thu hút nhiều tài lộc, may mắn.

Nhược điểm của biệt thự mái thái

Với vẻ đẹp trang trọng, tinh tế, hiện đại của biệt thự mái thái, chi phí xây dựng mẫu nhà này sẽ cao hơn so với các loại thiết kế khác.

Cần có đơn vị có kinh nghiệm thiết kế chuẩn bởi mái thái là một trong những công trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết.

Những lưu ý cần biết khi xây dựng biệt thự mái thái

Thiết kế “mái” của biệt thự mái thái là một trong những chi tiết quan trọng nhất khi xây dựng.

Mái thái cần có độ dốc 30 độ, chiều xuôi tối đa 10m với độ dốc 30 độ

Muốn chiều xuôi dài hơn 10m, cần xây dựng độ dốc mái từ 45 đến 60 độ.

Lợp ngói cần có khoảng cách vừa đủ, cẩn thận tránh để vỡ ngói.

Cần lau chùi mái sau khi hoàn thành xong và có thể sơn lại để bảo vệ mái tốt hơn.

Ngoài ra, chất liệu mái cũng có những đặc điểm khác nhau. Đối với các loại ngói âm dương, thường thì độ dốc là 40% tương đương góc 25 độ. Đối với ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy rồng, ngói mũi,… độ dốc từ 35 độ đến 60 độ. Độ dốc của mái tôn sẽ thường thấp hơn các độ dốc của mái ngói.

Thiết kế biệt thự mái thái ưa chuộng trong năm 2021

>>Xem Thêm: Mẫu thiết kế biệt thự đẹp 2021

Quy trình lợp mái đúng chuẩn kĩ thuật :

Bước 1: Sau khi đã nắm rõ lý thuyết về mái thái, ta sẽ bắt tay vào công đoạn lợp mái ngói sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết cho giai đoạn lợp mái thái. Độ dốc chuẩn của mái thái là từ 30 đến 35 độ.

Bước 2: Sau đó, xác định khoảng cách các mè:

+ Hàng mè đầu tiên: 34,5cm

+ Hai hàng mè đỉnh mái: 4-6cm

+ Các thanh mè ở giữa: Chia đều trong khoảng từ 32 – 34 cm và không được vượt quá 34cm.

Bước 3: quan tâm đến mặt phẳng mái: mái phải vuông góc với nhau và độ chênh lệch giữa các thanh mè trên một mặt phẳng mái phải nhỏ/ lớn hơn cộng hoặc trừ 5 mm.

Bước 4: Tiến hành lợp ngói chính theo trình tự dưới đây:

  • Lợp ngói chính chữ công trước, xen kẽ theo kiểu lợp ngói âm dương
  • Lợp từ phải sang trái, viên ngói đầu tiên cách 3cm từ mép ngoài tấm ván hông
  • Các viên ngói áp sát với nhau và 10 viên ngói thì dùng dây căng dọc theo mái để đảm bảo các viên ngói được lợp thẳng hàng
  • Dùng vít thép 6 cm để cố định viên ngói vào thanh mè, tối thiểu cách 1 hàng để ngói được chắc chắn.

Bước 5: Lợp ngói rìa, ngói nóc theo các bước dưới đây:

  • Đầu tiên, 1 cạnh ngói rìa phải ốp sát vào tấm ván hông hoặc sắt hộp 3×6 cm. Cạnh còn lại lắp ôm sát vào sóng dương ngói chính. Đầu trên ngói rìa sát với đuôi các hàng ngói lợp bên trên.
  • Dùng sắt hộp 3x6m bằng 2 vít thép 6m để cố định ngói rìa vào tấm ván hông được chắc chắn, đảm bảo rằng khi mưa to gió lớn đến cỡ nào thì mái sẽ không bị bung, bay.
  • Lắp đặt ngói nóc bằng hệ thống tấm lợp thay vữa CPAC Monier hoặc sử dụng vữa dẻo khô để liên lết các mảnh ngói với nhau.
  • Mạch hồ vữa phải đều và cao khoảng 2,5cm tính từ sóng dương ngói chính. Khi sơn thì chỉ sơn lại các mặt hồ, vết cắt để sao cho hòa quyện vào màu ngói, tuyệt đối không được sơn lại màu ngói sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của ngói. Chưa kể đến việc nếu không cẩn thận sơn không đều tay sẽ gây mất thẩm mỹ.
  • Lắp đặt ngói nóc thẳng hàng, ghép sát với nhau. Trong quá chính ghép nhớ thực hiện thật cẩn thận để đảm bảo không có viên ngói nào bị vỡ, bục để tránh hiện tượng nhà sẽ bị “dột” mỗi khi trời mưa to.

Kiến trúc Á Đông hi vọng những thông tin vừa rồi giúp quý khách hàng hiểu hơn về những đặc điểm của biệt thự Chúc quý khách hàng xây dựng căn nhà thiết kế đẹp, đúng ý với chi phí tối ưu.

Kiến trúc Á Đông với tiêu chí khắt khe, đặt chất lượng và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu.

Kiến trúc Á Đông – hiện thực hóa ước mơ của bạn

Uy tín-chất lượng-nhiệt tình

Mọi thông tin, băn khoăn, câu hỏi gửi về sẽ được chúng tôi tư vấn, giải đáp cụ thể, miễn phí.

🏦 Địa Chỉ: P.1601 Tòa nhà CT2 Nàng Hương, 583 Nguyễn Trãi,Thanh Xuân, Hà Nội

☎ 0939.665.688 - ☎ 043.27.47.094

✉ Email: kientrucadong.jsc@gmail.com